Cho dù bạn là người mới sử dụng sơn tĩnh điện hay một chuyên gia có kinh nghiệm, hẳn đều đã rõ loại sơn này tạo ra một màng bảo vệ cứng cáp và bóng đẹp cho sản phẩm.
Trong sơn tĩnh điện có nhiều loại bột khác nhau được sử dụng và mỗi loại sẽ có đặc điểm và ứng dụng riêng. Hãy xem xét, kiểm tra các loại bột và lợi ích chúng mang lại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong bài viết này, Vũ Hằng MK sẽ đề cập đến những ưu khuyết điểm cũng như mục đích riêng của từng loại bột.
A/ Epoxy:
Loại bột đầu tiên được sử dụng vô cùng rộng rãi và được biết đến nhiều nhất là Epoxy. Đặc điểm của nó là rất bền, sau khi sấy khô tạo nên độ cứng chắc chắn và được cho là có khả năng chống ăn mòn tốt nhất trong tất cả các loại bột hiện có trên thị trường.
Một điểm sáng giá nữa là rất dễ sử dụng và nhiều cách để sửa lỗi sơn trên bề mặt. Epoxy bám rất chắc vào kim loại tùy theo quá trình tiền xử lý.
Nhược điểm duy nhất của bột epoxy là chúng không có khả năng chịu được tác nhân từ thời tiết tốt. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với tần suất cao, lớp sơn sẽ bị phai màu hoặc có xảy ra hiện tượng phấn hóa. Dạng này chịu thời tiết rất kém và sẽ xuống cấp trên bề mặt chỉ sau vài tháng vì vậy epoxy phù hợp hơn với các ứng dụng trong nhà.
B/ Polyester:
Polyester là loại được sử dụng tương đối phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế. Hai dạng Polyester hay được dùng nhất là: có TGIC và không TGIC (Triglycidyl Isocyanurate), dù có hay không thì khả năng chống tác động cơ học vẫn hoạt động tốt, bao gồm tính linh hoạt cao và khả năng chống va đập, cũng như kháng hóa chất tốt.
Có một điểm nổi bật ở loại bột này là đóng rắn trong nhiệt độ thấp. Việc này sẽ tốt hơn với bề mặt vật phẩm nhạy cảm. Polyester cũng sẽ cung cấp khả năng chống ố vàng trên mức mong đợi, hơn nữa là chống tia cực tím từ 1 đến 3 năm. Vì vậy, loại này hoạt động tốt cả ở trong và bên ngoài nhà. Polyester tương đối “kỳ cựu” trên thị trường sơn tĩnh điện, không có gì ngạc nhiên khi hầu như không xuất hiện các nhược điểm ở dạng bột này.
Có rất nhiều khách hàng lựa chọn dạng bột này vì lợi thế đa dạng, phong phú về màu sắc, mức độ bóng và hiệu ứng đặc biệt mà chúng mang lại.
C/ Super Durable Polyester ( Polyester siêu bền):
Polyester siêu bền đang được biết tới một cách rộng rãi và nhanh chóng. Qua cái tên, ta đã hiểu được nó cung cấp một độ bền vượt trội hơn và được phát triển nhằm mục đích giữ màu sắc và độ bóng trong thời gian từ 5 đến 10 năm khi so sánh với Polyester tiêu chuẩn. Không chỉ bảo vệ màu sắc và độ bóng của chúng tốt hơn mà còn cung cấp khả năng chống ẩm và chống ăn mòn tốt hơn.
Dạng Super Durables này đã trở nên cực kỳ phổ biến trong vài năm qua vì khả năng ngày càng vượt bậc đã khiến chúng trở nên phổ biến cho các ứng dụng nội thất, vị trí cần cải thiện khả năng chống phai màu và tất cả các ứng dụng ngoài trời.
D/ Hỗn hợp Epoxy-Polyester:
Epoxy và Polyester thường được trộn với nhau để tạo thành những hỗn hợp. Tuy đã trộn lại nhưng nó này vẫn có quan hệ mật thiết với Epoxy thuần với đặc tính chống chịu thời tiết ưu việt. Các hỗn hợp này có thể được trộn theo nhiều tỷ lệ khác nhau nhằm nhấn mạnh các đặc tính của Epoxy hoặc Polyester. Polyester sẽ tăng cường khả năng chống va đập khi so sánh với Epoxy và chúng cũng tạo ra các màng siêu mịn, mỏng. Sự kết hợp của các loại lại cũng có thể làm cho chúng kinh tế hơn so với Epoxy nguyên chất. Polyester không làm giảm khả năng chống ăn mòn và hóa chất của Epoxy và không thực sự thêm bất kỳ khả năng chịu thời tiết ngoài trời nào cho sản phẩm.
Hỗn hợp được sử dụng rộng rãi trên các mặt hàng đòi hỏi tính thẩm mỹ tốt cùng với các đặc tính chức năng tốt, thường được tìm thấy trên các thiết bị trong nhà và các đồ gia dụng khác như đồ nội thất, giá đỡ, ánh sáng nội thất và dụng cụ điện. Các thiết bị gia dụng như bếp, máy giặt và máy sấy là những ứng dụng phổ biến nhất của dạng bột này.
E/ Fluoropolymer:
Fluoropolymer thường được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc do đặc tính chống tác động thời tiết phi thường của nó và khả năng giữ màu với độ bóng đẳng cấp thế giới. Khả năng chống ăn mòn và khả năng chịu thời tiết tuyệt vời của chúng khiến chúng được biết tới nhiều hơn với các ứng dụng kiến trúc bên ngoài như tường rèm, cửa sổ, cửa ra vào.
Hai loại Fluoropolymer phổ biến nhất được tìm thấy trong sơn tĩnh điện là FEVE và PVDF.
Bột Fluoropolymer giúp sản phẩm có bảo hành lên đến 20 năm khi ứng dụng được chứng nhận áp dụng cho nhôm kiến trúc. Một thương hiệu phổ biến của Fluoropolymer là IFS 500FP, hiệu suất cao và bổ sung khả năng chống mài mòn tốt hơn cho các đặc tính tiêu chuẩn.
F/ Urethanes:
Urethanes tương tự về mặt hóa học với Polyester, nhưng có sự khác biệt về chất đóng rắn. Urethanes cung cấp một lớp hoàn thiện rất mịn và độ bền bên ngoài rất tốt cũng như khả năng chống ăn mòn và chống tác nhân hóa chất tuyệt vời, điều này làm cho nó trở nên lý tưởng cho những sản phẩm như thùng nhiên liệu. Các ứng dụng phổ biến khác bao gồm thiết bị nông nghiệp, máy điều hòa không khí, vành xe và tay nắm cửa. Dạng bột này được sử dụng trên tay nắm cửa, núm vặn lò nướng và các ứng dụng khác vì dấu vân tay không hiển thị rõ ràng.
Một nhược điểm của sơn Urethane là nằm ở độ dày của lớp sơn, nếu sơn quá dày so với tiêu chuẩn thì sẽ xuất hiện các vết nứt sơn. Urethanes cũng thường đắt hơn các loại bột khác do giá thành nhựa.
Kết:
Sơn tĩnh điện là một sự lựa chọn sơn phủ thực sự phù hợp với rất nhiều mẫu sản phẩm tùy thuộc vào những gì bạn yêu cầu. Với các loại bột khác nhau trong ngành sơn tĩnh điện có những đặc tính khác nhau khiến chúng trở nên lý tưởng trong đa dạng các mẫu sản phẩm.
Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên có thể cung cấp cho người đọc hướng dẫn về loại bột sơn tĩnh điện phù hợp với nhu cầu của bạn. Ưu điểm của sơn tĩnh điện so với sơn lỏng truyền thống khá rõ ràng. Trang bị kiến thức chi tiết về sản phẩm này, quý khách có thể tìm đúng loại bột phù hợp nhất với ứng dụng của mình.