Những lỗi thường gặp trong gia công sơn tĩnh điện và cách xử lý 2021

Những lỗi thường gặp trong gia công sơn tĩnh điện và cách xử lý 2021
Ngày đăng: 10/04/2020 07:53 AM

    Chắc hẳn trong quá trình vận hành dây chuyền sơn tĩnh điện, bạn sẽ gặp rất nhiều lỗi vặt vì dù 1 dây chuyền có tốt đến đâu thì qua thời gian dài hoạt động vẫn có thể phát sinh những hiện tượng không mong muốn. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc những hiện tượng phổ biến nhất trong gia công sơn tĩnh điện. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích được cho bạn, nếu bạn muốn bổ sung hoặc góp ý, vui lòng để lại dưới phần bình luận.

    STT

    Hiện tượng

    Nguyên nhân

    Cách xử lý

    1

    Sơn tĩnh điện bị tụ lại

    1.Bột có thể bị ảnh hưởng vì độ ẩm hoặc nhiệt

    2.Vượt quá tuổi thọ của bột sơn

    3.Có thể bị đè nén.

    1.Được bảo quản tại những nơi khô ráo và thoáng mát, và phải được đóng gói kỹ càng

    2.Sử dụng trong khoảng thời gian cho phép

    3.Thùng đựng sơn phải chắc chắn

    2

    Sơn phun ra từ súng không đều

    1.Súng phun sơn có lỗi

    2.Áp suất khí không đủ và ổn định

    3.Ống dẫn bột sơn quá dài

    1.Kiểm tra xem súng phun sơn có hiện tượng tắc bột không

    2.Ổn định và tăng áp lực khí

    3.Giảm bớt độ dài của ống dẫn sơn tĩnh điện

    3

    Thiết bị phun bị tắc

    1.Bột sơn bị vón cục do tác động từ môi trường bên ngoài

    2.Bột bị đóng khô cứng tại đầu thiết bị phun sơn

    3.Áp suất không khí nén không đủ

    1.Lựa chọn lọc bột

    2.Vệ sinh đầu phun tần suất thường xuyên

    3.Tăng áp suất khí mang bột

    4

    Sơn không bám vào sản phẩm

    1.Điện áp đầu ra là không phù hợp

    2.Áp suất khí quá nhiều

    3.Không vệ sinh sạch bề mặt sản phẩm

    4.Sản phẩm không được nối mass tốt

    1.Tăng điện áp đầu ra

    2.Chỉnh lại áp suất khí

    3.Sản phẩm được vệ sinh cẩn thận

    4.Kiểm tra nối mass

    5

    Sơn bay tứ tung

    1.Túi lọc bụi không hút sơn bột

    2.Hiện tượng tắc ở cột ống xả

    3.Áp suất khí ra vượt mức cho phép

    1.Kiểm tra túi lọc bụi

    2.Thông cột ống xả

    3.Chỉnh lại áp suất khí.

    6

    Bột sơn bắn ra tia lửa điện

    1.Sản phẩm không nối mass đúng

    2.Khoảng cách giữa các sản phẩm và thiết bị phun gần hơn mức quy định

    3.Mật độ sơn bột là quá lớn

    4.Trở kháng của thiết bị phun vượt mức quy định

    1.Móc treo tiếp mass được kiểm tra

    2.Nên có khoảng cách giữa sản phẩm và đầu phun

    3.Giảm áp suất phun bột và kiểm tra khí tia xoáy

    4.Trở kháng được thay đổi

    7

    Nổi hạt trên bề mặt

    1.Không xử lý kĩ càng bề mặt sản phẩm

    2.Bột thu hồi sử dụng được quá nhiều

    1.Xử lý sạch sẽ bề mặt sản phẩm

    2.Bột mới và bột thu hồi nên trộn lại với nhau

    8

    Nổi cục trên bề mặt

    Tần suất phun sơn tĩnh điện quá dày

    Giảm thiểu bề dày

    9

    Sùi da cam trên bề mặt

    1.Áp lực phun sơn bị thừa

    2.Độ phủ sơn không đều

    3.Bột sơn bị vón cục

    1.Kỹ năng phun sơn cần được thông thạo

    2.Tránh việc bột bị vón cục và chỉnh mức độ bột phun của thiết bị phun

    10

    Màu

    không đúng

    1.Thời gian sấy là quá dài hay quá ngắn, nhiệt đốt là quá cao hoặc quá thấp

    2. Xem xét nhiệt lò nung

    1.Chỉnh mức đúng với nhiệt sấy của từng loại sơn

    2.Kiểm tra các thiết bị tạo nhiệt hoặc bếp ga

    11

    Không đồng đều màu

    1.Thiết bị phun và sản phẩm có khoảng cách gần

    2.Cao áp tĩnh điện có điện áp không ổn định

    3.Bột sơn bị vón cục.

    1.Khoảng cách giữa sản phẩm và súng phun nên điều chỉnh

    2.Cao áp nên điều chỉnh hoặc thay thế

    3.Ngăn bột kết hợp lại, bám dính liền nhau lại

    12

    Độ bóng sơn giảm

    1.Trộn hai loại bột thu hồi và mới lại

    2.Trộn lẫn các loại bột của nhiều bên sản xuất với nhau

    1.Trộn bớt bột thu hồi lại

    2.Hạn chế trộn nhiều loại từ bên nhà sản xuất khác nhau, hoặc không được phép trộn

    13

    Thâm kim

    1.Điện áp đầu ra cao

    2.Sản phầm và thiết bị phun có khoảng cách gần nhau

    3.Bề dày lớp phủ

    1.Điện áp tĩnh điện cần giảm

    2.Khoảng cách điều chỉnh cho thích hợp

    3.Kiểm soát bề dày của lớp sơn

    14

    Bề mặt sơn không đủ độ cứng

    Thiếu thời gian sấy hoặc nhiệt sấy không đủ

    Xem xét nhiệt sấy và thời gian sấy của từng loại sơn và thực hiện đúng như quy định

    15

    Không phủ kín sơn một số chổ

    1.Vết bẩn dầu trên bề mặt sản phẩm

    2.Bề mặt sản phảm thô ráp

    3.Trộn bột của nhiều bên sản xuất và bột loại khác nhau lại

    1.Làm sạch bề mặt sản phẩm

    2.Đánh bóng trơn tru bề mặt của sản phẩm

    3.Không nên trộn các loại bột khác nhau

    16

    Bọt khí

    1.Bề mặt của sản phẩm không khô hoàn toàn trong bước làm sạch

    2.Bề mặt sản phẩm không phẳng và xuất hiện lỗ

    1.Bề mặt phải sạch và khô

    2.Mài phẳng bề mặt sản phẩm

    17

    Sơn bị bong

    1.Làm không sạch bề mặt

    2.Sấy không đủ thời gian

    3.Oxy hóa bề mặt sản phẩm

    1.Bề mặt cần làm sạch

    2.Thời gian sấy phải đủ tùy loại sản phẩm

    3.Bề mặt sản phẩm cần được xử lý cẩn thận

    Liên hệ tư vấn dịch vụ sơn tĩnh điện chất lượng cao, chuyên nghiệp tại VŨ HẰNG MK ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi về giá.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline