Lớp sơn tĩnh điện bị bong tróc, hư hỏng và bạn không biết mình nên phải làm gì? Đừng nên bỏ lỡ bài viết này vì nó sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin cần thiết để bạn biết mình đang gặp phải vấn đề nào và cách để giải quyết nó.
Các vấn đề hư hỏng lớp sơn thường gặp phải?
1/ Lớp sơn tĩnh điện bị phai màu.
Trải qua một thời gian, lớp màu trên sơn sẽ xảy ra hiện tượng bị nhạt đi. Lớp màu của sơn tĩnh điện bị mờ có nghĩa bề mặt của lớp phủ đã bị oxy hóa. Thường chỉ xảy ra ở bề mặt, (2-3 mic rô mét). Bằng cách chà xát, bề mặt trên cùng sẽ được loại bỏ và lớp sơn mới lộ ra với màu sắc như ban đầu. Tuy nhiên, nếu lớp phủ ban đầu là một lớp bề mặt hoàn thiện mờ thì giờ nó sẽ được mài nhẵn thành bóng.
2/ Các vết xước nhẹ hoặc các vết nhơ.
Vết xước có thể sâu hơn 2-3 mic rô mét. Trong trường hợp này, có thể sử dụng bột nhám để loại bỏ hoàn toàn lớp sơn tĩnh điện xuống mức dưới vết xước. Bên cạnh, việc dùng giấy chà nhám có thể đẩy nhanh quá trình (800 đến 400 grit, không thô hơn), nhưng việc này sẽ cần phải hoàn thiện bằng bột nhám để loại bỏ các vết xước nhỏ do giấy nhám gây ra.
3/ Hiện tượng bong tróc.
Hiện tượng này xảy ra khi lớp sơn tĩnh điện trước không hoàn toàn được làm sạch bề mặt. Để khắc phụ lỗi này, cần tiến hành mài nhám theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
Yếu tố khác có thể do sản phẩm chưa được sấy khô khiến sơn không thấm sâu vào được bề mặt, tạo nên vết bong tróc.
Cần chuẩn bị những gì để sửa lại lớp sơn?
1/ Đảm bảo làm sạch bề mặt.
Lớp sơn cần phải làm sạch trước khi tới giai đoạn sơn đè lên. Chú ý rửa kĩ các vết dơ, bẩn và sấy khô. Nếu cần dung môi để tẩy các vết, có thể sử dụng khăn mềm thấm Isopropyl Alcohol ( cồn IPA ). Không được sử dụng dung môi có chứa este, xeton, hoặc dung môi clo mà không tham khảo ý kiến của bên sản xuất sơn, vì chúng quá mạnh và sẽ làm chảy sơn. Nên thử nghiệm trước ở một phạm vi nhỏ trước.
2/ Chuẩn bị bình xịt sol khí ( nên hỏi ý kiến từ chuyên gia).
Phun 3 lớp thật nhẹ và để khô sau mỗi lần áp sơn lên bề mặt. Khi bề mặt đã bao phủ mới lớp sơn mới, có thể sơn lên các lớp dày hơn. Đừng nên quá gấp gáp, hai phút là thời gian cho phép giữa các lớp sơn. Bình xịt không được phép để gần hơn 150 mm. Liên tục di chuyển khi phun sol khí và giữ nguyên khoảng cách với chi tiết gia công. Vuốt nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia, bao phủ khu vực bị hư hỏng.
3/ Sơn lót.
Đây là một lớp phủ mỏng trên các chi tiết của khu vực sửa chữa, tạo nên lớp phủ dày ở nơi cần bảo vệ. Khi các cạnh sơn ban đầu đã được chà mịn , hãy loại bỏ bụi, phủ một lớp sơn / sơn lót nhẹ và để khô. Điều này sẽ cho thấy sự chuẩn bị vô cùng tốt. Tiếp tục mài nhẹ và áp các lớp sơn nhẹ, cho đến khi các khu vực sơn bị hư hỏng biến mất. Nếu được áp dụng đúng cách, ở giai đoạn này, tất cả các dấu hiệu đụng chạm vật lý có thể bị biến mất.
4/ Sự kiên nhẫn.
Vào những ngày nắng, nếu lớp sơn đã khô kịp trước khi áp lớp kế tiếp thì có thể chà xát sau 30 phút. Nếu lớp sơn bắt đầu đóng lại thành các cục hoặc có hiện tượng bị chảy ra hãy để nó khô thêm một thời gian nữa. Tiếp theo, nên dùng một phương pháp chà nào đó khiến bề mặt nhẵn lại, việc này có thể tốn thêm 1 giờ đồng hồ nữa. Cần kiên nhẫn để có một kết quả chất lượng. ( Lớp sơn càng mỏng thì càng khô nhanh hơn)
Tìm người tư vấn dịch vụ gia công sơn tĩnh điện ở đâu?
Trên đây, DHA COATING đã đưa cho bạn một số phương pháp để có thể loại bỏ các lỗi hỏng trên bề mặt sơn. Để chắc chắc đảm bảo về độ thẩm mỹ hơn, bạn nên lựa chọn dịch vụ gia công chuyên nghiệp ở chỗ chúng tôi.